Đóng QC
Tuyện Sex Ngắn Hay > Truyện Sec > Cô gái Hà Nội

Cô gái Hà Nội

Phần 43
Website chuyển qua tên miền mới là: TruyenHeo.net, các bạn muốn gửi truyện cứ gửi qua email [email protected] nhé!

– Ơ hay, còn ngồi đây à, vào đánh răng rửa mặt đi không muộn.


– Tí nữa – nó vò tóc mặt nhăn nhó.

– Nhanh lên, không tao rang xong rồi đây này.

– Vâng.

Nó lủi thủi từng bước vào nhà vệ sinh, tội cái tôi gọi dậy sớm quá nên cơn buồn ngủ vẫn còn làm nó xiêu vẹo mãi mới bước đến cửa. Đứng phi hành khô mà phát cười với điệu bộ của nó làm tí nữa thì cháy chảo mỡ.

Con em lết về phòng sau hơn 2 tiếng ngồi thi, chẳng biết nó làm bài thế nào nhưng nhìn mặt có vẻ hớn hở lắm.

Ngọc Anh cũng vừa nhắn tin báo cho tôi biết là có làm được bài, thấy bảo thầy giám thị coi dễ nên cô bé với con em tôi hỏi han trao đổi bài với nhau khá nhiều.

Thế cũng mừng vì mấy hôm trước tôi ít thấy nó ôn thi lắm, chỉ toàn chúi mắt vào cái điện thoại mà đọc truyện.

Chẳng bù cho Ngọc Anh của tôi chăm chỉ từng giờ từng phút.

Kỳ thi hết năm nhất kết thúc đồng nghĩa với việc tôi bắt tay vào nghĩa vụ giải cứu tình yêu.

Nghe thì có vẻ hoành tráng lắm nhưng kỳ thực tôi vẫn thấy khá khó khăn với tình hình hiện tại.

Tôi không biết nên mở lời thế nào với Nhi cho thỏa lòng, tính tôi vốn dễ mủi lòng trước giọt nước mắt của con gái, tôi sợ tôi không vượt qua được Nhi mất.

Ngày hôm đấy trôi qua nhanh chóng với vài lời hẹn ước là tôi sẽ phải dẫn NA đi chơi, đi xem phim… Ừ thôi thì nhân lúc đấy tôi sẽ kể hết mọi chuyện cho em biết vậy rồi sau đó đến lượt Nhi và Uyên sau.

Nhưng người tính vẫn không bằng trời tính, kế hoạch tưởng như hoàn hảo của con em và dự tính của tôi đều đổ xuống sông xuống biển ngay ngày hôm sau mà không ai dự tính trước.

Như mọi lần, con em tôi hay đi mua đồ lặt vặt mỗi lúc tối bình thường thì có 2 đứa phòng đầu đi cùng, nhưng hôm đấy thì đã về quê nghỉ hè hết nên nó đi một mình.

Tôi cũng không để tâm đến việc này lắm, nó đi một mình hay mấy mình thì cũng vậy, với tôi nó đơn giản chỉ là mua đồ.

Thế mà cái đơn giản ấy lại đánh tôi một đòn thật đau và thấm.

Con em tôi bị tai nạn trong lúc đi về với lý do rất vớ vẩn: Trêu gái.

Khỏi phải nói lúc đấy tôi điên tôi lo đến mức nào, đến nỗi lúc đỡ đầu con em dậy mà chân tay luống cuống, giương mắt nhìn một đám người tụ tập xung quanh không nói được câu nào.

Máu nó thì chảy nhiều thấm đẫm cả cái áo sơ mi, chân tay xước sát nhiều chỗ mặt tái xanh ngất lịm do choáng.

May có Nhung trấn an, gọi taxi giúp không thì không biết mọi chuyện sẽ thế nào.

Đến bệnh viện con em tôi được đưa vào phòng cấp cứu ngay lập tức, bởi vùng đầu chảy nhiều máu nên không thể chủ quan.

Ngồi ngoài hành lang với Nhung mà lòng tôi nặng trĩu, hết nhìn cánh cửa bệnh viện rồi nhìn khoảng trống trước mặt, một màu tối mênh mông bao phủ toàn bộ, từ từ len lỏi ôm lấy thân thể tôi.

Từ trước đến giờ, chưa bao giờ tôi trải qua chuyện này cả tâm trí cứ loạn hết lên khiến đôi bàn tay đan chặt vào nhau đến tê dại.

Khoảng 10 phút sau Uyên và Nhi tới, vẫn mặc trên người bộ quần áo ở nhà chưa kịp thay, có lẽ 2 người cũng lo lắng cho nó lắm.

– Yên tâm đi Tú Anh nó không sao đâu ông đừng lo lắng quá – Uyên nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh tôi an ủi.

– Ừ.

– Mà làm sao nó bị tai nạn vậy, tính nó vốn cẩn thận lắm mà.

– Bị một thằng điên nó đâm vào thôi, mẹ thằng chó đó – tôi gằn giọng, đấm mạnh xuống ghế bao nhiêu nỗi bực tức của tôi như sắp bùng nổ vậy.

– Ông bình tĩnh đi, chuyện cũng xảy ra rồi. Gây tai nạn rồi bỏ chạy thì nó cũng chẳng phải hạng tốt lành gì đâu. Giờ ông nên tập trung mà chăm sóc cho Tú Anh chứ đừng suy nghĩ nhiều mệt mỏi lắm.

– Mẹ nó, nó đâm con em tôi rồi bỏ chạy bà thấy thế mà để yên được à. Bà thử là tôi xem bà có điên không hả? – Mắt tôi đỏ ngầu nhìn chằm chằm làm Uyên khẽ rụt người lại.

– 2 Anh chị đừng cãi nhau nữa bác sĩ ra rồi này – Nhung quay sang hối chúng tôi.

Cánh cửa phòng cấp cứu bật mở, một chị y tá mặc áo trắng tiến lại phía tôi hỏi.

– Em là người nhà cô bé trong kia đúng không?

– Vâng, em là anh trai nó, nó sao rồi chị có bị làm sao không chị – tôi run run.

– Cô bé ổn rồi, chỉ bị xây xát chân tay, vùng đầu va đập mạnh nên ngất thôi. Sáng mai chị sẽ chụp x – quang 1 lượt để kiểm tra, giờ em vào trông cô bé đi chắc lúc nữa là tỉnh đấy.

– Vâng, em cảm ơn chị.

Khỏi phải nói tôi mừng run lên khi nghe tin đó, bao nhiêu nỗi căm hận về thằng kia dường như tan biến hết. Chân tay và đầu con em được băng trắng, vài vết máu khô vẫn còn in sâu lên vạt áo nó. Chắc là nó sốc lắm, từ nhỏ nó vốn là đứa ít nghịch ngợm ít để bị thương, mà giờ thì nằm đây với những vết băng, vết thương in lên người. Dù đã lớn, đã có thể sống tự lập đã có thể bắt nạt tôi lúc nó muốn nhưng trong suy nghĩ của tôi nó mãi mãi chỉ là một đứa em gái bé bỏng ngày nào: Ngây ngô, dễ khóc dễ cười. Vậy mà…

Thật sự nhiều lúc tôi thấy mình vô tâm thật, chẳng mấy khi để ý đến cảm xúc hay suy nghĩ của nó. Cứ vô tư làm theo ý mình, chọc giận nó theo ý mình để nó tức điên lên, còn giờ thì “Đức à, mày là thằng anh trai tồi, ngu ngốc toàn để bị đánh, bị ngã xe rồi về bắt nó mua thuốc, lo lắng cho mày thôi”. Đúng là “làm anh thật khó, chẳng phải đùa đâu” có lẽ từ giờ về sau tôi phải học lại cách làm anh thôi.

– Tú Anh tỉnh rồi kìa – Nhi kéo tôi về với thực tại.

– Ơ… em… em đang… ở đâu vậy anh – nó ngơ ngác tay nắm chặt tay tôi sợ hãi.

– Bệnh viện, giờ có thấy đau chỗ nào không?

Nó mím môi cố gắng gượng người dậy sau cơn mê dài.

– Sao chân tay em băng kín hết vậy, mà mọi người tụ tập ở đây đông thế?

– Em bị ngã xe chị với anh Đức phải đưa em vào đây đấy, giờ em thấy đỡ chưa? – Nhung dò hỏi.

– Ơ… thế ạ, em không nhớ lắm chỉ nhớ là bị 1 đứa con trai nó va vào xe rồi em ngã ra thôi, mà em ngủ lâu chưa ạ?

– Cũng được 2 tiếng rồi, đầu em có thấy đau không? – Uyên xoa nhẹ đầu con em.

– Cũng hơi hơi thôi chị, lúc đấy em lấy tay che đầu mà.

– Thôi 2 chị em với Nhung về đi để anh ở lại trông nó cũng được, muộn rồi.

Tôi quay ra nhắc 3 cô gái vẫn ngồi thu lu bên mép giường bệnh với đôi mắt mệt mỏi, nửa muốn về nửa muốn ở lại.

– Nhưng mà… – Nhi ngập ngừng.

– Mọi người cứ về đi, em không sao đâu với lại có anh Đức ở đây trông em rồi mà.

– Ừ vậy chị với Nhi về nhé, mai chị vào sau, đói thì bảo đức mua gì cho mà ăn nhé hì hì.

– Bà làm như tôi gà lắm không bằng, thôi 2 chị em về đi không muộn, à cả Nhung nữa em cũng về cùng đi.

– Thôi để em ở lại đây cũng được, không sao đâu mai em cũng được nghỉ mà – Nhung ấp úng ngồi cạnh con em tay vân vê mép chăn.

– Anh ở lại rồi mà, em cứ về nghỉ đi mai rồi vào cũng được chứ giờ ở lại cũng không có chỗ ngủ đâu.

– Nhưng… em có đi xe đến đây đâu, với lại giờ…

– À…

Tôi quên béng mất là cả tôi lẫn em đều đến bệnh viện bằng taxi, giờ thì đã quá 12h đêm thân con gái một mình bắt xe ôm về không ổn.

Mải lo cho con em nên tôi chẳng để ý thời gian mà nhắc mọi người về.

Vò đầu bứt tai một hồi tôi cũng đưa ra được sáng kiến, đấy là nhờ chị y tá trông con em để tôi bắt taxi về cùng Nhung, rồi sau đó phóng xe lên bệnh viện.

Cơ mà em vẫn không đồng ý, vậy là cả 2 chúng tôi ở lại trông, nhưng biết ngủ đâu đây khi cái giường bệnh chỉ vừa cho 2 người.

Lấy lý do ra ngoài mua cho con em với Nhung hộp sữa, tôi lững thững cuốc bộ xuống lòng đường vắng ngắt.

Một mình một khoảng trời, một mình một đường tôi đút tay vào túi thả mình theo ánh đèn cao áp của đêm đen.

Tuy là mùa hè nhưng trời về khuya khá lạnh, thi thoảng có vài cơn gió heo hắt kéo tới đập vào áo, vào tóc làm vai tôi khẽ se lại.

Hình như lâu rồi tôi chưa đi bộ một mình thế này thì phải, từ cái ngày xa xưa ấy.

Cái cảm giác đơn độc trong màn đêm nó làm cho ta suy nghĩ nhiều hơn về mọi thứ đã qua, những kỷ niệm những đau thương tưởng chừng như đã mất.

Chẳng hiểu sao khi tôi đã có em trong tim nhưng vẫn thích được hồi tưởng về chúng.

Nhất là khoảnh khắc này.

Tối nay em vẫn nhắn tin vẫn vui đùa với tôi như mọi lần, vẫn chưa biết cô bạn thân của em đang nằm viện.

Đơn giản tôi không muốn em như tôi: Sốt sắng, bồn chồn… tôi sợ em sẽ chạy ngay tới đây mất.

Em của tôi vốn thế mà, bạn bè hay người thân mà làm sao là cuống lên ngay hì.

Anh không thích em như vậy cô bé ạ.

“Hà Nội hoạt động cả về đêm” câu nói này tôi thấy khá đúng, bằng chứng là chỉ đi được một đoạn ngắn đã thấy thấp thoáng phía cuối con đường có ánh đèn từ quán tạp hóa hắt ra. Mặc dù ngay bên cạnh tôi đây cũng có đèn đấy nhưng là “đèn mờ”.

Trời càng về khuya, không khí càng lạnh. Tôi so vai bước tới ánh sáng cuối con đường, chả còn khách chỉ còn cô chủ cô chủ quán luống tuổi đang xem một chương trình trên tivi. Cửa hàng này không rộng lắm, chỉ vừa đủ để hai dãy đồ nằm dọc theo chiều dài của căn nhà. Phía trước là quầy thanh toán và đối diện là chiếc tivi màu đã cũ. Theo thói quen, tôi đứng trên bậc thềm gọi nhỏ vì sợ nhà cô có trẻ con.

– Cô ơi, cô còn bán không cô.

– À, ừ có đấy cháu cô đã đóng cửa đâu, cháu mua gì – giọng cô khá thanh và chuẩn, đặc trưng của người hà nội lâu năm.

– Dạ, cô bán cháu dây sữa tươi, hai ổ bánh mì với mấy gói bim bim ạ.

– Ừ, mua cho người yêu ăn khuya à cháu – cô cười trêu tôi.

– Vâng.

Nhận túi đồ, tôi gửi cô tiền rồi nhanh chóng bước ra đường lớn. Tự nhiên tôi bồn chồn, lo lắng cho Nhung với đứa em trong bệnh viện. Mặc dù khoảng cách không xa lắm. Chắc cái cảm giác khi thấy người thân đang đau đớn nó thúc giục tôi làm vậy.

– Đi chậm thôi cháu, đường này hay có mấy thằng phóng xe ẩu lắm đấy – là cô – cô chủ quán hiền hậu.

– Vâng, cháu chào cô cháu về.

– Ừ.

Mải lo cho con em, suýt chút nữa khiến tôi quên đi nhiệm vụ của tuổi thanh thiếu niên – tuổi chập chững bước vào đời: Chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi.

Đến cổng bệnh viện, bác bảo vệ vẫn đang châm điếu thuốc lào, trên bàn là tờ báo đã nhàu.

Thời buổi công nghệ thông tin phát triển thật khó để người ta tìm niềm vui với những tờ báo giấy.

Nhớ lúc trước, mỗi lần chú phát báo, thư từ ở quê đến nhà là tôi luôn luôn chạy ra đón trước tiên.

Chẳng biết nội dung có hợp với mình không nhưng cái cảm giác cầm trên tay tờ báo còn thơm nguyên mùi mực in, là tâm trí tôi kích thích lạ thường.

Nhanh nhảu là thế nhưng chẳng bao giờ tôi đọc hết các mục được đăng cả, chỉ lật nhanh từng trang để tìm phần “truyện cười”. Thế đấy, cứ vậy là con em tôi nó sấn lại đòi tôi đọc cho nó nghe, rồi hai anh em cười khúc khích vang cả căn phòng nhỏ.

Tôi nhớ có lần do bận chơi game, nó tay cầm tờ báo cứ luẩn quẩn xung quanh.

Mặt nhăn nhó, nài nỉ tôi đòi tôi đọc cho bằng được, dù nó biết đánh vần.

Tức quá tôi quát ầm lên, cầm tờ báo vo nát ném thẳng ra cửa sổ.

Thái độ bất ngờ của tôi khiến nó giật mình, lùi ra sau vài bước rồi khóe mắt bắt đầu ngân ngấn nước.

Hồi bé, tôi sợ bố lắm cứ nghịch dại là bị mắng mà bố tôi lại rất chiều con em.

Tôi bắt nạt hay trêu nó làm nó khóc là cứ chuẩn bị ra sân đứng tấn.

Hôm đó là cuối tuần nên mọi người đều ở nhà cả, thấy nó mếu tôi đâm sợ, cứ thế ôm nó vào lòng, xoa xoa lưng nó an ủi, xin lỗi cố gắng làm sao cho nó nín.

Đấy là của hơn mười năm về trước, cái thời báo giấy phổ biến.

Còn thời nay báo mạng lên ngôi, chỉ cần điện thoại cảm ứng kết nối wifi là có thể đọc được hầu hết các tin tức.

Tiện thì tiện thật, nhưng tôi vẫn có cảm giác đọc từ đọc chữ in trên giấy mỏng xám màu, vẫn thân thuộc và gần gũi hơn.

Bệnh viện về khuya đã thưa người hẳn, chỉ có lác đác vài người thân bệnh nhân ngồi ngoài hiên, ghế đá nói chuyện. Các chị y tá giờ này chắc cũng về phòng nghỉ ngơi hết, có ai gọi thì đến xem. Phòng em tôi nằm vẫn bật đèn, tiếng quạt tay quạt điện đan xen nhau làm bớt đi cái tĩnh lặng của đêm. Nhung với con em vẫn chưa ngủ, hai người vẫn ngồi tâm sự to nhỏ với nhau. Khuôn mặt ai cũng tỏ rõ sự mệt mỏi.

– Anh đi đâu về vậy? – Con em nhướn người lên hỏi tôi.

– Đi mua đồ ăn cho hai cô chứ đi đâu, ngồi dậy mà uống sữa đi này, cả Nhung nữa ăn đi cho khỏi đói.

– Vâng, anh để em tháo cho – Nhung đỡ lấy túi đồ ăn đặt lên kệ.

– Tí nữa em nằm ngủ với nó nhé không mệt.

– Vâng, nhưng anh ngủ đâu.

– Lát nữa anh hỏi chị y tá sau, thôi ăn đi không bánh mì để lâu hỏng hết.

– Vâng, anh cũng ăn đi.

Nhung đưa tôi hộp sữa với nửa tấm bánh mì đã nguội, cầm mà tâm trạng không mấy hứng thú lắm.

Cũng tại tôi không có thói quen ăn khuya kể cả có đói cũng kệ.

Ngồi nhìn con em cười nói mà lòng tôi thấy nhẹ nhõm hẳn, chí ít nó vẫn khỏe chứ không quá nặng như tôi nghĩ.

Sau chuyện này có lẽ tôi nên thay đổi bản thân mình đi, sống biết bày tỏ tình cảm hơn, biết quan tâm đến nó hơn và yêu thương người thân nhiều hơn.

Có câu “gia đình, người thân thì yêu thương mình vô điều kiện, còn phải có điều kiện thì xã hội mới yêu thương mình” đúng thật.

Tình cảm ruột thịt nó luôn thiêng liêng và cao quý dẫu có thế nào đi chăng nữa.

Quá đêm, tôi lững thững đi dạo trong khuôn viên bệnh viện.

Chả có ai cả ngoài tôi với mấy cột đèn, mấy tòa nhà cao cao phủ cạnh.

Nhung và đứa em đã ngủ, vậy là tôi có thể yên tâm, thư thái một mình.

Chẳng sợ ai phàn nàn, trách móc.

Không biết lúc này em của tôi đang mơ gì nhỉ, về tôi hay về một tương lai nào đó có tôi.

Mà… cũng có thể là một ai khác, có sao đâu khi xung quanh em có rất nhiều người tốt, yêu quý em hơn tôi.

Tình cảm con người khó mà biết mà đoán trước, nó cứ vô tư đùa giỡn với mình.

Làm khó mình, làm khó họ âu cũng một phần do duyên.

Nếu ta vượt qua được thì thứ tình cảm ấy sẽ rất đáng quý và trân trọng.

Phía trước, giữa tôi và em vẫn tồn tại từng đợt sóng, chúng chỉ chờ hai người tiến đến rồi ập vào.

Sóng do người hay do tự nhiên cũng thế cả, chỉ cần bàn tay em nắm chặt thì anh sẽ nắm chặt không rời.

Tôi sắp bước sang cái tuổi 24, tuổi để bắt đầu sự nghiệp, công danh cho mình.

Tình yêu đối với tôi lúc này nó như được đặt lên bàn cân mà phía dưới là vực thẳm, một bên là tiền tài một bên là em.

Chỉ cần tôi chạm nhẹ một thứ thôi là bên kia sẽ chông chênh rồi rơi xuống.

Em – một cô bé xinh xắn, đáng yêu thánh thiện yêu tôi nhiều, rất nhiều.

Tương lai em rộng mở bố mẹ em sẽ lo cho em đến từng kẽ, còn tôi – một gã chân lấm tay bùn đi học mới ra trường, tương lai bấp bênh mù mịt.

Nhiều người sẽ nghĩ rằng, tôi như vậy là sung sướng lắm rồi, có người yêu ngoan người hà nội, gia đình khá giả.

Sau này lấy về thì bố mẹ vợ lo.

Đơn giản vậy thì tôi đã không suy nghĩ nhiều thế này, người ngoài thấy dễ nhưng bên trong thì khó khăn, khó xử lắm.

Một thằng con trai hầu hết đều có cái tôi lớn, một chí làm giàu lớn, chẳng tự nhiên mà chịu nấp sau nhà vợ cả.

Mà tôi với em chắc gì đã đến được với nhau đâu.

Cái quyết định của tôi và sự tin tưởng của hai người sẽ nói lên tất cả.

Có lẽ đây là “bước ngoặt”.

Sáng, ánh nắng vàng bắt đầu len lỏi qua từng kẽ lá ngả màu. Cái hơi ẩm của sương thu làm dịu đi mùi đặc trưng của bệnh viện. Tôi khẽ trở mình trên chiếc ghế đá ngoài hành lang, trên người vẫn đắp tấm chăn mỏng màu trắng đục. Chắc đêm qua mệt quá tôi ngủ quên lúc nào không hay. Gấp gọn chiếc chăn, tôi lôi điện thoại xem giờ thì đã có 1 cuộc gọi nhỡ với một tin nhắn của em. Em vẫn thế, vẫn hay dậy sớm làm đồng hồ báo thức cho tôi.

– Dậy đi, mặt trời lên cao rồi kìa hi – tin nhắn lúc 6h17.

– Anh dậy rồi, em ăn sáng chưa?

– Em đang nấu này, anh ăn không.

– Anh tí ra đầu ngõ ăn bát bún là no rồi, hôm nay được nghỉ mà dậy sớm vậy nhóc.

– Em vẫn thế mà, phải dậy sớm để gọi anh chứ, không anh lại nướng cháy gối à.

– Lắm chuyện, thôi anh đánh răng rửa mặt đã, em nấu đi không lại cháy.

– Xí, còn lâu nhé hứ.

Thông tin truyện
Tên truyệnCô gái Hà Nội
Tác giả Chưa xác định
Phân loại Truyện Sec, Truyện sex dài tập, Truyện teen
Ngày cập nhật24-11-2022 03:53:49
Truyện ngẫu nhiên
Bác chủ nhà (Update phần 7)